Bia đen thủ công Porter và Stout, bộ đôi chinh phục gu uống mạnh mẽ

Bia đen thủ công Porter và Stout, bộ đôi chinh phục gu uống mạnh mẽ

Bia đen thủ công Porter và Stout, bộ đôi chinh phục gu uống mạnh mẽ

Trong thế giới bia thủ công, bia đen thủ công là một cấp độ

 

  1. Sự ra đời của bia thủ công PorterStout

Hương vị mạnh mẽ của loại bia đen thủ công sẽ thử thách và chinh phục vị giác của bạn nhanh chóng

Hương vị mạnh mẽ của bia đen thủ công sẽ thử thách và chinh phục vị giác của bạn nhanh chóng

Những mẻ bia Stout đầu tiên được sản xuất vào cuối thế kỷ 17. Sự ra đời của phong cách bia này vẫn được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất của ngành bia thủ công trong 300 năm qua. Porter phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 18 nhờ vào cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh. Động cơ chạy bằng hơi nước cung cấp năng lượng và làm mát hệ thống cho phép sản xuất và lưu trữ bia quanh năm. Đây là sự khởi đầu của sự bùng nổ sản xuất bia quy mô công nghiệp.

Thời điểm ra đời của bia Porter, lần đầu tiên mạch nha nâu được sử dụng trong những mẻ bia thơm và trở thành món uống yêu thích của giới lao động, những người khuân vác vận chuyển hàng hóa tại London thuở bấy giờ. Bởi giá thành rẻ mà độ cồn lại cao (gần gấp đôi Ale, Lager). Chính vì xuất thân khá “bình dân” như thế, cùng màu nâu đen mạnh mẽ, cái tên Porter (phu khuân vác) cũng được gắn với dòng bia này từ đó. Porter được yêu thích bởi hương vị cân bằng hoàn hảo giữa lúa mạch và hoa bia, với độ cồn dao động từ 4.0% – 7.0%.

Lịch sử và sự phát triển của 2 loại bia PorterStout đan xen với nhau khá phức tạp. Lúc bấy giờ, các loại bia đen thủ công được bày bán trên thị trường có những cái tên như Extra Porter, Double Porter, và Stout Porter. Thuật ngữ Porter Stout sau này được rút ngắn thành Stout. Cho đến ngày nay, không có nhiều sự khác biệt giữa PorterStout. Chúng gần như có thể thay thế cho nhau để mô tả các loại bia đen.

Vì nhiều lý do, việc sản xuất bia Porter và Stout đã bị ngưng trệ sau Chiến tranh Thế giới lần 2. Nhưng những năm gần đây, thị trường bia thủ công đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của hai loại bia đen thủ công ấn tượng này.

 

  1. Đặc trưng của PorterStout

Coffee Vanilla Porter là loại Porter tâm đắc của East West Brewing

Coffee Vanilla Porter là loại Porter tâm đắc của East West Brewing

Tuy giống nhau như thế nhưng hai loại bia này vẫn có một số khác biệt nho nhỏ, nếu tinh tế bạn vẫn có thể nhận ra được. Porter thường có màu nâu đục hoặc đen. Stout có màu đục, như nâu sẫm tới mức thành màu gỗ gụ. Bằng mắt thường sẽ khó phân biệt được hai màu này.

Porter có màu nâu sẫm, gần như đen do được làm từ lúa mạch được rang rất kỹ và trải qua quá trình lên men chậm. Porter có thể có vị ngọt và vị hoa bia thay đổi tùy thuộc vào lượng mạch nha và hoa bia được dùng. Thông thường, Porter có độ đầy đặn trung bình và hậu vị giòn.

Stout là một loại rất đặc biệt. Khác với hầu hết các loại bia khác, Stout không dùng mạch nha mà chỉ đơn thuần là là hạt lúa mạch rang sẫm màu, ít hoa bia và thường có vị ngọt và hương cà phê, caramel hoặc chocolate. Stout lại chia thành nhiều loại, trong đó Dry Stout với đại diện Guiness dường như phổ biến hơn cả. Thuật ngữ “dry” (“khô”) dùng để ám chỉ loại bia này hầu như không có vị ngọt do lượng đường chiết xuất từ quá trình ủ được triệt tiêu hết khi lên men. Dry Stout cũng vì thế mà có vị giòn và đắng hơn so với Stout thông thường.

Stout mang hương vị khét, cafe đậm đà hơn và độ cồn cao hơn Porter, khoảng 7.0% – 8.0%. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng không chính xác tuyệt đối vì còn tùy vào phong cách của nhà nấu bia, trên thị trường không thiếu những dòng Porter đậm đà và Stout nhẹ nhàng thanh thoát.

 

  1. Món ăn nào sẽ “kết đôi” tốt với PorterStout?

Porter và Stout rất thích hợp để dùng cùng các món thịt, đặc biệt là nướng

Porter và Stout rất thích hợp để dùng cùng các món thịt, đặc biệt là nướng

Bia đen thủ công khi kết hợp cùng các món ăn chế biến từ thịt đỏ (bò, cừu, heo) sẽ bung tỏa hết hương vị thơm ngon cũng như giúp món ăn tăng nhiều phần ngon miệng. Đặc biệt thịt chế biến theo kiểu nướng hoặc hun khói sẽ “chuẩn bài” nhất với dòng bia này. PorterStout cũng kết hợp rất tốt với các loại phô mai xanh.

Đối với món tráng miệng, hãy mạnh dạn order phần bánh sô cô la. Sự tương đồng trong chất liệu của bia và bánh hứa hẹn một sự bùng nổ êm dịu mà ấn tượng cực kỳ.

 

  1. East West Brewing có những loại bia đen nào giới thiệu với bạn?

Bạn đã sẵn sàng để chinh phục những chú “ngựa ô” này?

Bạn đã sẵn sàng để chinh phục những chú “ngựa ô” này?

4.1. Coffee Vanilla Porter

Coffee Vanilla Porter của East West Brewing sử dụng cà phê pha lạnh độc đáo để kết hợp với điểm mạnh của bia. Sự kết hợp của mạch nha rang kĩ và cà phê Việt Nam tạo nên một cặp đôi tuyệt hảo, điểm thêm sự góp phần của những tầng lớp hương thơm vanilla. Thật sự là một ly bia mượt mà.

Bia mang hương thơm sô cô la, cà phê, vanilla và bánh mì nướng. Khi nhấp ngụm đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng lẫn ngọt của cacao, kết hợp với cà phê, vanilla, caramel, hạt dẻ, và hương vị giống kẹo bơ cứng. Coffee Vanilla Porter mang lại cảm giác đậm vừa lưu giữ lại trong vòm miệng sau khi uống. Với IBU (độ đắng) 20 và ABV (độ cồn) 7%, bia sẽ đắng nhẹ nhưng khiến bạn nhanh say. Vậy nên những mày râu thích cảm giác mạnh mẽ sẽ cực kỳ thích loại bia này.

Coffee Vanilla Porter là đại diện xuất sắc của Việt Nam giành giải Bạc tại cuộc thi Australian International Beer Awards 2018.

4.2. Independence Stout

East West Brewing tin chắc đây sẽ là gợi ý bia thủ công thú vị dành cho những ai muốn trải nghiệm những điều mới lạ. Independence Stout mạnh, đậm màu và chứa đựng nhiều hương vị phong phú cũng như phức tạp. Các loại mạch nha, este trái cây, hoa bia kết hợp hài hoà một cách cân bằng. Mặc dù mang bản chất mạnh mẽ và có nồng độ cồn cao nhưng nó đáng được lưu tâm và thưởng thức.cà phê, chocolate đen, thoảng mùi cháy, và hương thơm từ các loại trái cây sậm màu (mận, việt quất…).

Loại bia này thử thách vị giác của bất kỳ khách hàng sành sỏi nào, nó có vị hòa trộn phức tạp giữa vị mận, vị sô cô la dịu, vị caramel và vị rang kéo dài. Bia để lại cảm giác đậm và ngậy khi uống.

Với IBU (độ đắng) 68 và ABV (độ cồn) đến 12%, Independence Stout sẽ như “một quả đấm” thực sự vào vị giác của bạn. Tuy nhiên nếu nhấp thêm một ngụm nữa, bạn sẽ “nghiện” hương vị của bia lúc nào không hay đấy!

 

Còn chần chừ gì nữa, hãy đến East West Brewing và order ngay cho mình một ly bia đen tươi rói tận xưởng nào bạn ơi!

 

No Comments

Post A Comment