10 Th3 Bia crafted và những thuật ngữ dành cho người mới tìm hiểu
Bia crafted và những thuật ngữ dành cho người mới tìm hiểu
Bạn uống rất nhiều loại bia, uống thường xuyên và uống nhiều, nhưng East West Brewing nghĩ bạn hiếm khi đọc đầy đủ nhãn trên chai hoặc lon bia đúng không nào? Nhãn dán nho nhỏ ấy tiết lộ nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng, nhất là ở bia crafted.
Hôm nay, East West Brewing sẽ tổng hợp và chia sẻ 3 khái niệm cơ bản về bia là ABV, IBU và BODY để bạn có thể nắm kiến thức và dễ dàng chọn đúng loại bia cho riêng mình trong quá trình thưởng thức bia craft nhé!
- ABV là gì?
ABV là viết tắt của Alcohol By Volume, là chỉ số cho biết nồng độ cồn trong bia (%). ABV là công thức đo lường chuẩn quốc tế, được tính bằng số ml cồn trong 100ml chất lỏng ở 20 độ C, đây chính là chỉ số % mà bạn hay thấy trên nhãn chai/lon bia. Số % càng lớn thì nồng độ cồn của loại bia đó càng mạnh. Mọi người thường hay dùng từ bia “nặng” hay “nhẹ” là để nói đến độ cồn này.
Bạn có thể tìm thấy thông tin về ABV chỉ đơn giản bằng cách nhìn lên thân chai hoặc lon bia. Ở hầu hết các quốc gia, thông tin này bắt buộc phải được in trên bao bì của bia. Nếu không tìm thấy trên nhãn chai, bạn có thể tìm trong menu hoặc hỏi nhân viên phục vụ trước khi chọn bất cứ loại bia thủ công nào.
Bạn có biết nồng độ cồn trung bình thường ở mức bao nhiêu không?
Đối với các loại bia lager (sản xuất bằng phương pháp lên men chìm) phổ biến như Tiger, Budweiser và Heineken thì nồng độ sẽ ở mức 5%. Bia crafted có nồng độ cồn đa dạng hơn, dao động từ 3%-10%.
Nhiều người dùng hay hiểu lầm bia crafted có ABV cao nên ngần ngại thử, đặc biệt là nữ giới. Thực tế có không ít loại bia crafted nồng độ cồn thấp, như Saigon Rose của East West Brewing là một dòng bia thủ công có ABV chỉ là 3% (thấp hơn con số ABV trung bình của các loại bia phổ thông mà ta thường hay uống như Tiger, Heineken, Budweiser,…). Đây là loại bia thủ công rất được các khách hàng nữ ưa chuộng, không chỉ vì bia “nhẹ” mà còn vì hương thơm, vị chua của quả mâm xôi, màu sắc hồng cam tuyệt đẹp.
Nếu bạn chọn các loại bia có ABV cao hơn 5%, hãy chuẩn bị tinh thần để say một cách nhanh chóng. Việc chú ý đến chỉ số ABV giúp bạn chọn được loại bia crafted phù hợp với thể trạng ở từng thời điểm, giữ vững phong độ, không để mình rơi vào trường hợp bị “ma men” đánh gục!
- IBU là gì?
IBU là viết tắt của International Bitterness Units, là cách đo lường lượng iso-alpha axit hình thành trong quá trình nấu bia.
Chính loại axit này là nhân tố quyết định vị đắng của bia. IBU tiêu chuẩn có các mức từ 0–100+. Chỉ số IBU càng cao, bia sẽ càng đắng. Ngược lại, chỉ số càng thấp, bia sẽ càng ít đắng và dễ uống hơn.
Vì IBU tương quan tốt với cảm giác đắng của bia nên dễ dàng hiểu được đây là chỉ số yêu thích của các thợ nấu bia. Nhờ chỉ số này mà thế giới bia trở nên thú vị, mỗi loại bia sẽ có một hương vị và độ đắng khác nhau, sẽ tạo nên một thế giới bia đầy màu sắc và là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sản xuất bia.
Phần lớn các loại bia mà bạn đã từng uống sẽ có IBU nằm trong khoảng 5-120 (số càng lớn thì bia càng đắng), bia phổ biến tại thì trường Việt Nam thường có IBU nằm ở khoảng 30–35. Bạn nên lưu ý thông số này để có sự tham chiếu về độ đắng khi thử một loại bia mới.
Tham khảo IBU của một số thương hiệu bia phổ thông ta sẽ có mức IBU khác biệt: Tiger có IBU bằng 0, Heniken có chỉ số IBU là 23. Điều này giải thích cho việc nhiều người uống thường bảo bia Heniken đắng hơn Tiger!
Nếu là người thích bia nhẹ, East West Brewing khuyên bạn chỉ nên chọn những loại có IBU dưới 25. Đây là mức mà khẩu vị người Việt quen thuộc và dễ cảm nhận được vị ngon.
Và bật mí thêm, cách gọi tên các loại bia đôi khi còn được dựa vào cách phân định mức IBU trong bia. Ví dụ, các loại bia có Strong Ale, Porter, Stout trong tên gọi thường nằm ở vị trí khá cao trong bảng định lượng IBU. Tuy nhiên, với sự phát triển và đa dạng hóa của các nhà sản xuất bia thủ công, cách phân định này không còn chính xác như trước nữa, một phần là do hiện nay có rất nhiều phương pháp để sản xuất ra cùng một loại bia thủ công.
- Body là gì?
Body là thuật ngữ dùng để diễn tả chất nền, độ đặc và đậm của bia.
Hầu hết các loại Larger phổ biến như Tiger, Heniken, Bia 333 Việt Nam sẽ được xếp vào hạng “body nhẹ”. Chỉ khi bạn đặt chân vào thế giới bia craft, bạn mới được dịp tiếp xúc với các loại bia có “body vừa” đến “body nặng”. Tức là mùi vị sẽ đặc và đậm hơn. East West Brewing có thể giới thiệu một vài loại bia craft có body từ mức vừa đến nặng tại xưởng, chắc chắn đủ “đậm đà” cho bất cứ khách hàng mạnh mẽ nào: Modern Belgian Blonde vị vừa, Coffee Vanilla Porter vị vừa, đậm, Modern Belgian Dark vị đậm và mượt mà, Independence Stout vị ngậy và đậm đà.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua về ba thuật ngữ cơ bản về bia. Về sau, khi uống bia (đặc biệt là bia crafted) bạn hãy nhớ lại những thông tin thú vị này và chiêm nghiệm trực tiếp để cảm nhận mọi thứ đặc biệt ra sao nhé!
Trong những bài viết tiếp theo, East West Brewing sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn những thông tin liên quan đến bia crafted và bia thủ công đặc sắc hơn nữa, hãy cùng chờ những bài viết mới từ chúng tôi!
No Comments